Tin SIHG
Thứ Sáu, 04/04/2025

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CÓ PHẢI LÀ ĐẠI DỊCH KẾ TIẾP?

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CÓ PHẢI LÀ ĐẠI DỊCH KẾ TIẾP?
Bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.

I. Tổng quan virus Đậu mùa khỉ

  • Virus Đậu mùa khỉ: virus DNA có vỏ bao, bộ gen (genome) 190kb.
  • Bệnh xảy ra đầu tiên ở vùng rừng nhiệt đới của Trung và Tây Phi và đôi khi lan sang các vùng lãnh thổ khác.
  • Bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. 
  • Bệnh lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

 

II. Các giai đoạn bệnh

1. Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh

  • 5-21 ngày.
  • Không có triệu chứng.
  • Hiện diện virus trong máu (viremia) vào cuối giai đoạn ủ bệnh.

2. Giai đoạn 2: sốt

  • Kéo dài 1-4 ngày.
  • Sốt + triệu chứng khác: hạch sưng (lymphadenopathy), nhức đầu, ớn lạnh, đau họng, mệt mỏi, khó ở. 
  • Virus có trong máu.
  • Sang thương nhỏ miệng (enanthem) xuất hiện.

3. Giai đoạn 3: phát ban 

  • Virus hiện diện sớm trong giai đoạn này.
  • Virus hiện diện ở sang thương da.
  • Kháng thể được sản sinh -> phát hiện kháng thể trong giai đoạn này.

4. Giai đoạn 4: Hồi phục  

  • Bệnh nhân hồi phục.
  • Kháng thể còn trong máu.
  • Sẹo da.

III. Lâm sàng

1. Phân loại ca bệnh: Bệnh được chia thành 3 thể

  • Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào.
  • Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
  • Thể nặng: thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,...), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Người bệnh có thể gặp tình trạng nhiễm khuẩn da, với các biểu hiện sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.
  • Một số có thể bị viêm phổi (ho, tức ngực, khó thở), viêm não (ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê), nhiễm khuẩn huyết (sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng).

2. Ca bệnh nghi ngờ: Gồm 2 trường hợp

  • Thứ nhất là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau: Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh. Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
  • Thứ hai là có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ. Ca bệnh xác định là trường hợp có kết quả xét nghiệm sinh học phân tử dương tính với virus đậu mùa khỉ. Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và  hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đậu mùa, thuỷ đậu, herpes lan tỏa và tay chân miệng.

IV. Điều trị

  • Bộ Y Tế nêu rõ thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định; điều trị triệu chứng là chủ yếu; đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý; sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.
  • Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
  • Với thể nhẹ chủ yếu điều trị triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải; cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: Viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức; phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
  • Thể nặng: Cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã an hành.
  • Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp như:

              + Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não...).
              + Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao...).
              + Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi.
              + Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
              + Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển.

  • Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Phân tuyến điều trị theo thể bệnh: Tại y tế xã/phường, quận/huyện sẽ điều trị ca bệnh không triệu chứng, ca bệnh nhẹ có các triệu chứng thông thường của bệnh.
  • Tuyến tỉnh, trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh nặng hoặc có nguy cơ trở nặng (trẻ sơ sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ mang thai), ca bệnh có biến chứng nặng.
  • Các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh cần theo dõi, xem xét chuyển tuyến điều trị:

              + Giảm thị lực.
              + Giảm ý thức, hôn mê, co giật.
              + Suy hô hấp.
              + Chảy máu, giảm số lượng nước tiểu.
              + Các dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.

  • Tiêu chuẩn xuất viện: Người bệnh cách ly tối thiểu 14 ngày và người bệnh hết các triệu chứng về lâm sàng (không xuất hiện tổn thương trên da mới tối thiểu 48 giờ và các tổn thương cũ đã đóng vảy)./.
  • Hiện nay, chưa có điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu mùa khỉ/
  • Vắc xin bệnh đậu mùa Smallpox, Cidofovir, ST-246 và Vaccinia Immune Globulin (VIG) có thể được sử dụng để khống chế dịch bùng phát.
  • Đã có hướng dẫn CDC về lợi ích và nguy cơ của Vắc xin đậu mùa và thuốc sử dung phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.  

V.  Phòng ngừa

  • Ý thức về yếu tố nguy cơ, giáo dục người dân nhằm giảm thiểu tiếp xúc với virus là quan trọng phòng ngừa bệnh đậu màu khỉ.
  • Nghiên cứu khoa học hiện nay đánh giá lợi ích của Vắc xin nhằm phòng ngừa và khống chế bệnh.
  • Vài quốc gia đưa Vắc xin cho người có nguy cơ: Nhân viên y tế phòng Lab, nhân viên y tế nói chung. 

PGS.TS.BS. Huỳnh Kim Phượng

Giám đốc Y Khoa SIHG

Gợi ý cho bạn
BS Huỳnh Kim Phượng chia sẻ trong Hội thảo Chăm sóc sức khỏe tim mạch

BS Huỳnh Kim Phượng chia sẻ trong Hội thảo Chăm sóc sức khỏe tim mạch

“Một trái tim khoẻ mạnh không chỉ đập đều, mà còn được bảo vệ mỗi ngày bởi chính sự hiểu biết của bạn.” - chia sẻ từ BS Huỳnh Kim Phượng, tại buổi giao lưu chuyên đề tại Đại học Y Phạm Ngọc Thạch.
Sức khỏe là lựa chọn - SIHG là lựa chọn thông minh

Sức khỏe là lựa chọn - SIHG là lựa chọn thông minh

👌Tháng 11 về với nhiều sự lựa chọn để trải nghiệm những sự kiện cuối năm đặc biệt. Cũng vậy, Lựa chọn cách quan tâm chăm sóc sức khỏe bản thân là một lựa chọn quan trọng.
SIHG CHUNG TAY ĐỒNG HÀNH VÀ KHÁM CHỮA BỆNH, CẤP THUỐC PHÁT MIỄN PHÍ CHO HƠN 500 NGƯỜI DÂN NGHÈO TẠI HUYỆN BÌNH THUẬN

SIHG CHUNG TAY ĐỒNG HÀNH VÀ KHÁM CHỮA BỆNH, CẤP THUỐC PHÁT MIỄN PHÍ CHO HƠN 500 NGƯỜI DÂN NGHÈO TẠI HUYỆN BÌNH THUẬN

🔵 Sáng 21/4, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của Phòng khám đa khoa SIHG đã đến huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để thực hiện chương trình Khám tổng quát, tầm soát bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Khám thai ở SIHG có gì cuốn?

Khám thai ở SIHG có gì cuốn?

🏵️ Thời gian “bầu bí” luôn khiến phái đẹp có cảm giác không an toàn. Vì vậy, chọn được một nơi chăm sóc suốt thai kỳ chính là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.
Choáng ngợp với không gian, vị trí đắc địa của phòng khám chuẩn Singapore ngay tại quận 7

Choáng ngợp với không gian, vị trí đắc địa của phòng khám chuẩn Singapore ngay tại quận 7

🙆 Khi cơ thể mệt mỏi, hay đơn giản là bạn muốn nghe lời tư vấn từ bác sĩ tận tâm, đừng ngần ngại đặt lịch để đến với phòng khám quốc tế SIHG - phòng khám chuẩn Singapore tại trung tâm quận 7