Tin SIHG
Chủ nhật, Ngày 12/07/2020
Những bệnh tiết niệu thường gặp
Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận: niệu đạo, bàng quang, niệu quản, và thận. Có chức năng lọc máu, hình thành nước tiểu, cũng như đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể sau khi kết thúc quá trình chuyển hóa. Những bệnh lý trên hệ niệu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nhưng với riêng nam giới, chúng còn ảnh hưởng đến cả chức năng sinh sản. Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu sẽ giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa và điều trị bệnh.
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Hành trình chiến thắng ung thư của Daphne Khoo
Thật khó để nhận ra cựu thí sinh cuộc thi hát Singapore Idol Daphne Khoo, trong những ngày này với bộ tóc pixie cá tính. Có lẽ năm 2013 là năm mà Daphne có những trải nghiệm căng thẳng và mệt mỏi nhất khi chiến đấu với căn bệnh ung thư buồng trứng dạng hiếm.
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Kiểm soát stress ở bệnh nhân ung thư – P.1
Khi một người nào đó mắc bệnh ung thư? Họ đang phải gánh chịu nặng nề về mặt tâm lý và tình cảm, bạn có thể làm gì để giúp họ vực dậy tinh thần?
Làm thế nào để bạn đối phó với ung thư khi bạn chỉ vừa được chẩn đoán và đang chờ điều trị? Bạn không biết làm cách nào để trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để giúp những người thân yêu của mình vượt qua cú sốc ung thư? Hoặc bạn đang lo ngại về việc cân bằng cảm xúc của chính mình khi phải chăm sóc cho một người mắc bệnh ung thư?
Bác sĩ Gilbert Fan – Thạc sĩ Y tế công cộng hiện đang công tác tại Khoa Tâm lý thuộc Trung tâm Ung Thư Quốc Gia Singapore (National Cancer Centre Singapore) sẽ đưa ra một số chia sẻ xoay quanh vấn đề này
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Kiểm soát stress ở bệnh nhân ung thư – P.2
Câu hỏi 5
Bạn thân của tôi được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú và đã trải qua ca phẫu thuật vào năm ngoái. Ung thư ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn tôi. Cô ấy cứ buồn rầu ủ rũ và rất dễ nổi nóng. Bác sĩ có thể cho tôi vài lời khuyên, làm thế nào để cổ vũ tinh thần cho bạn tôi ngay cả khi cô ấy chỉ muốn được một mình yên tĩnh?
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Kiểm tra sức khoẻ định kì – nghe “sức khoẻ” thầm thì
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Câu nói được ông bà ta đút kết từ kinh nghiệm về lợi ích của việc chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Đó cũng là lý do phòng khám đa khoa SIHG cung cấp các gói khám dựa trên nhu cầu của mỗi đối tượng khách hàng. Theo Phó Giáo sư Huỳnh Kim Phượng – người đã có gần 30 năm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tổng quát cho biết, việc tầm soát sức khỏe giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và những rối loạn âm thầm của cơ thể, từ đó có thể phòng ngừa bệnh tật cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Việc điều trị ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả tốt hơn, ít tốn kém chi phí điều trị. Chẳng hạn, đối với ung thư đại trực tràng, ung thư vú… nếu được phát hiện ở giai đoạn rất sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh rất cao, ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì hiệu quả điều trị kém và tiên lượng sống ngắn hơn.
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Mẹ bầu thông thái – yêu thương con đúng cách
Khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, nhận biết và xử lý kịp thời các bất thường xảy ra trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chế độ dinh dưỡng đúng cách để thai nhi được phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ. Theo Bs Thanh Tâm – người đã được ca sĩ Hải Băng tin tưởng khi đỡ sanh cho các bé nhà cô, nguyên trưởng phòng sanh và phó khoa Sản bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, có hơn 36 năm kinh nghiệm chuyên môn Sản Phụ khoa: “Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nắm rõ lịch trình khám thai định kỳ hợp lý cho phụ nữ khi mang thai.”
Theo khuyến cáo chung, lịch khám thai định kỳ đầy đủ cho phụ nữ khi mang thai nên gồm 7 lần: 3 tháng đầu khám thai 1 lần, 3 tháng giữa khám thai 1 lần, 3 tháng cuối khám thai định kỳ 5 lần. Tuy nhiên, không có số lần khám thai định kỳ chuẩn chung cho tất cả mẹ bầu. Với những trường hợp thai kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ, số lần khám thai có thể nhiều hơn 7 lần.
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Mẹo giảm mệt mỏi khi hành kinh
Giai đoạn tiền kinh nguyệt và hành kinh có thể khiến mức năng lượng giảm mạnh, dẫn đến cảm giác mệt mỏi uể oải cả ngày dài. Để giảm cảm giác mệt mỏi khi hành kinh, bạn có thể chủ động bổ sung dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ.
Cảm giác mệt mỏi khá phổ biến khi bạn sắp hành kinh hoặc đang trong ngày đèn đỏ. Trong giai đoạn này, cơ thể mệt mỏi do hormone dao động, nồng độ sắt giảm và bạn cũng khó ngủ hơn. Thế nhưng, bạn có thể giảm mệt mỏi khi hành kinh nếu biết cách chuẩn bị cho mình sức khỏe thể chất thật tốt.
Hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây để đi qua những ngày đèn đỏ một cách thoải mái nhé!
Thứ tư, Ngày 10/06/2020
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều
Nếu biết được những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn, bạn sẽ tìm được cách khắc phục tình trạng để dễ dàng thụ thai hơn. Kinh nguyệt không đều cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như hội chứng buồng trứng đa nang hay rối loạn tuyến giáp…
Danh mục